Mô tả công việc
Mô tả vị trí công việc, chức danh công việc:
Ở vị trí cao nhất của doanh nghiệp, tổng giám đốc có vai trò quyết định đến tình hình của doanh nghiệp, giám sát bao quát toàn bộ các hoạt động của nhân viên, trực tiếp chỉ đạo và gặp mặt các đối tác quan trọng của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Xác định mục tiêu, hướng phát triển và sứ mệnh của công ty
- Phối hợp với Ban điều hành xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn.
- Điều chỉnh hành lang pháp lý và các quy định trong công ty để đảm bảo doanh nghiệp đi đúng với giá trị cốt lõi và văn hóa, duy trì kỷ luật để tiến tới mục tiêu kinh doanh.
- Điều hành các Phòng/Ban Công ty để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cho từng bộ phận đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của Công ty.
Lập kế hoạch kinh doanh và định hướng chiến lược chung cho công ty
- Thực thi một số chiến lược kinh doanh nhằm mở rộng quy mô sản xuất của công ty, gia tăng lợi nhuận như: phương án đầu tư, các kế hoạch kinh doanh, các kế hoạch xây dựng thương hiệu, kế hoạch quảng bá sản phẩm,...
- Lên kế hoạch để thực hiện các phương án đầu tư hiệu quả nhất, tối ưu chi phí và có được lợi nhuận tối đa nhất.
- Đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp với chiến lược và đem lại lợi nhuận cao nhất.
- Phát triển kế hoạch kinh doanh phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
- Xây dựng ngân sách, định mức chi phí cho các dự án.
Điều hành toàn bộ hoạt động và chịu trách nhiệm cho doanh số, lợi nhuận, hướng phát triển và tăng trưởng của công ty
- Giám sát các dự án và đưa ra quyết định và đề xuất đúng đắn những giải pháp, chiến lược,... với ban điều hành, xây dựng hệ thống quy trình quy định cấp công ty và các bộ phận.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động cho công ty.
- Đảm bảo hệ thống quản trị được cập nhật và hoạt động hiệu quả.
- Xây dựng quan hệ tốt với khách hàng trọng yếu và các cổ đông của công ty.
Quản lý nhân viên, phát triển nhân tài để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất
- Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh.
- Khích lệ và đốc thúc hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong đội nhóm. Cải thiện năng lực của từng thành viên để đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc thuyên chuyển công tác đối các nhân viên trong công ty (trừ những chức vụ nằm ngoài thẩm quyền phụ trách)
- Xây dựng kế hoạch nhân sự, nguồn nhân sự dài và ngắn hạn; trực tiếp tham gia tuyển dụng nhân sự cho công ty.
- Xây dựng cơ chế lương, khen thưởng phù hợp với chiến lược và mục tiêu của Công ty.
Tham mưu, báo cáo, đề xuất tới ban giám đốc
- Trực tiếp lên kế hoạch, điều hành, báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn tới chủ tịch.
- Cố vấn các chiến lược phát triển tập đoàn, các kế hoạch quan trọng, các dự báo hoặc tầm nhìn dài hạn trong kinh doanh đối với lĩnh vực mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
- Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện hệ thống báo cáo đối với Giám đốc điều hành cho Ban điều hành theo quy định của công ty.
- Xây dựng bảng nhiệm vụ chi tiết hàng ngày, hàng tuần, quy trình và hướng dẫn làm việc. Bản mô tả công việc chuẩn cần trích dẫn, phụ thuộc vào bản chức năng nhiệm vụ của phòng ban liên quan.
Đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban
- Đọc và phân tích báo cáo tài chính để đưa ra các chiến lược/điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với công việc kinh doanh.
- Định kỳ theo dõi kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
- Tổng giám đốc là vị trí tối cao trong công ty, có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Vị trí này yêu cầu ứng viên phải có bản lĩnh, “có tâm - có tầm”, kiến thức chuyên môn vững vàng cùng với một tinh thần thép để vượt qua mọi trở ngại, áp lực.
Tổng giám đốc tham gia cố vấn cho chủ tịch
- Tổng giám đốc chính là lãnh đạo cao cấp bậc nhất trong tổ chức doanh nghiệp, nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Với vốn kiến thức rộng lớn, Tổng giám đốc sẽ đảm nhận trách nhiệm cố vấn trực tiếp cho chủ tịch.
- Những thông tin cố vấn có thể là về thị trường hoặc những bước đi mới trong tương lai. Tổng giám đốc sẽ đưa ra những ý kiến riêng và những đề xuất cụ thể, sau đó sẽ cùng chủ tịch bàn bạc và đưa ra giải pháp hiệu quả cuối cùng.
- Quyết định các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Bên cạnh việc làm cố vấn cho chủ tịch thì Tổng giám đốc còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng nữa đó là đưa ra quyết định quản lý về các hoạt động kinh doanh diễn ra trong doanh nghiệp.
- Xây dựng và thực thi các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp là điều mà Tổng giám đốc cần phải chú ý.
- Các chiến lược kinh doanh được đề cập tới có thể là các phương án đầu tư, kế hoạch phát triển sản phẩm, kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch xây dựng thương hiệu,...
- Mọi hoạt động kinh doanh được diễn ra tại doanh nghiệp trước khi được thực hiện thì cần phải có sự đồng ý của Tổng giám đốc. Việc đồng ý này sẽ được thể hiện trên chữ ký, con dấu thuộc quyền sở hữu của Tổng giám đốc, tất nhiên cũng có 1 vài trường hợp ngoại lệ là làm theo chỉ thị trực tiếp mà không theo giấy tờ nào.
- Bên cạnh những chiến lược cụ thể thì Tổng giám đốc còn có nhiệm vụ là thực hiện tất cả các chỉ đạo của cấp trên, cấp trên ở đây chính là Hội đồng quản trị.
Xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác
- Bên cạnh công tác quản lý tổng thể trong doanh nghiệp, Tổng giám đốc còn phải làm công tác duy trì các mối quan hệ hợp tác với khách hàng, đối tác hay cả nhân viên cấp dưới của mình.
- Trong kinh doanh, đối tác và khách hàng rất quan trọng, khi không có sự xuất hiện của họ thì dù bạn có làm Tổng giám đốc hay chủ tịch thì cũng không thể giúp doanh nghiệp bạn đi lên được.
- Chính vì thế, những mối quan hệ lâu năm của công ty thì cần phải được duy trì một cách thận trọng. Đồng thời không ngừng xây dựng và phát triển những mối quan hệ mới.
Tổng giám đốc xây dựng và quản lý cơ cấu doanh nghiệp
- Ngoài việc chỉ đạo kinh doanh thì cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng nằm trong tầm kiểm soát của Tổng giám đốc. Tất nhiên Tổng giám đốc không phải là người quản lý trực tiếp mà sẽ giao phó cho những quản lý cấp dưới.
- Tổng giám đốc sẽ tập trung vào vấn đề xây dựng cơ cấu và quản lý các lãnh đạo cấp cao khác. Do đó, nếu có bất kỳ vấn đề phát sinh nào ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của công ty, các lãnh đạo đó cần thông báo cho Tổng Giám đốc để được hướng dẫn cách giải quyết.
- Đối với những quản lý hay nhân viên trong công ty có năng lực yếu hoặc thái độ làm việc không nghiêm túc thì Tổng giám đốc có thể miễn nhiệm, cách chức hoặc sa thải đồng thời những người làm tốt sẽ được cân nhắc lên các vị trí quản lý cao hơn.
- Tổng giám đốc cũng là người tham gia góp mặt vào các quyết định về chính sách ưu đãi của nhân viên trong công ty. Đó không chỉ là vấn đề về quyền lợi dành cho người lao động mà còn là vấn đề về chi phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả hàng tháng vậy nên Tổng giám đốc sẽ trực tiếp quyết định về khoản này.
- Người nộp hồ sơ của doanh nghiệp/ tổ chức để liên hệ khi cần thiết:
Họ tên: Đàm Thị Ngọc Diễm; Email: [email protected]
Số điện thoại: 0933 933 245;
Yêu cầu công việc
- Am hiểu văn hóa doanh nghiệp của các khách hàng Nhật Bản và quốc tế
- Thông thạo ngoại ngữ: tiếng Anh và tiếng Nhật, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn và giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và tiếng Nhật.
- Người nộp hồ sơ của doanh nghiệp/ tổ chức để liên hệ khi cần thiết:
Họ tên: Đàm Thị Ngọc Diễm; Email: [email protected]
Số điện thoại: 0933 933 245;
Quyền lợi
Tham gia BHXH đầy đủ - Người nộp hồ sơ của doanh nghiệp/ tổ chức để liên hệ khi cần thiết:
Họ tên: Đàm Thị Ngọc Diễm; Email: [email protected]
Số điện thoại: 0933 933 245;